17/12/2021 | 772 |
0 Đánh giá

Giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng trong ngành F&B. Để có thể cung cấp dịch vụ F&B tốt và có thể làm hài lòng được khách hàng thì kỹ năng giao tiếp của nhân viên là một trong những yếu tố cần được xem trọng. Hãy cùng GCW điểm qua 9 kỹ năng giao tiếp trong ngành F&B nhé.

1.Kỹ năng đón tiếp

Kỹ năng giao tiếp đầu tiên trong ngành F&B là kỹ năng đón tiếp khách hàng. Đặc trưng của ngành F&B là thời gian tiếp xúc giữa nhân viên và khách hàng rất ít. Do đó nhân viên phải tạo được thiện cảm với khách hàng ngay thời điểm ban đầu. Nhân viên cần phải tiếp đón khách hàng một cách lịch sự và niềm nở, phải có thái độ chuẩn mục với khách hàng, tạo thiện cảm với họ.

kỹ năng giao tiếp trong ngành F&B

2.Ngôn ngữ cơ thể

Đây là kỹ năng giao tiếp tiếp theo bạn nên chú ý. Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng với một nhân viên không chú ý đến cử chỉ, nét mặt, thiếu sự tinh tế, ăn mặc không phù hợp….. Tất cả những điều này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đang có tác động rất lớn đến cảm xúc và thái độ của khách hàng đặc biệt trong ngành F&B càng phải chú ý.

3.Nụ cười của nhân viên

Khách hàng sẽ luôn có thiện cảm và ấn tượng với đội ngũ nhân viên có thái độ niềm nở, thân thiện. Vì vậy, ngay khi thấy khách hàng nhìn mình, hãy mỉm cười và chào hỏi một cách chân thành và tử tế. Điều này sẽ làm tan biến không khí căng thẳng, ngột ngạt trong khách sạn, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Trong những tình huống bất ngờ, nhờ kỹ năng giao tiếp này mà câu chuyện của bạn trở nên trôi chảy và để lại ấn tượng tốt cho bất kỳ khách hàng nào sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn nơi bạn làm việc.

kỹ năng giao tiếp trong ngành F&B

4.Chuẩn bị trước những mẩu chuyện để giao tiếp với khách hàng.

Một nhân viên trong ngành F&B phải biết cách xử lý các cuộc trò chuyện với khách hàng, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp của ngành F&B. Bạn nên chuẩn bị trước các chủ đề sẽ thảo luận với khách và các câu hỏi cần hỏi của khách. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị trước các câu hỏi của khách hàng. Chuẩn bị trước các tình huống sẽ giúp bạn ứng xử phù hợp với khách hàng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp với khách hàng, mặt khác bạn sẽ được khách hàng đánh giá cao về trình độ chuyên môn và kiến ​​thức của bạn.

5.Biết lắng nghe khách hàng

Ngay cả khi bạn chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện với khách hàng, hãy nhớ lắng nghe những gì khách hàng muốn sau cuộc trò chuyện. Khi giao tiếp bạn không nên chỉ nói và không tập trung lắng nghe điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì họ cảm thấy không được tôn trọng. Hãy lắng nghe nhiều hơn để thu thập thông tin từ khách hàng từ đó việc chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng và tốt hơn.

6.Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Điều chỉnh cảm xúc trước khi giao tiếp với khách hàng là kỹ năng giao tiếp quan trọng đối với một nhân viên trong ngành này. Bạn phải luôn nhớ đừng để cảm xúc của chính mình chi phối cuộc trò chuyện với khách hàng. Nếu không làm được điều này, khách hàng sẽ nghĩ rằng bạn không chuyên nghiệp và bạn không đủ khả năng để làm khách hàng tin tưởng và hài lòng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của khách sạn.

7. Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

Do đặc thù của môi trường làm việc, nhân viên luôn phải tiếp xúc với nhiều người, phải dùng ngôn ngữ quốc tế để giao tiếp, đó là nhân viên trong ngành F&B có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và kiến ​​thức tiếng Anh cơ bản

kỹ năng giao tiếp trong ngành F&B

8.Kỹ năng tiễn khách ra về

Khi nhân viên tiễn khách hàng ra về cũng cần phải chuyên nghiệp. Không phải khi khách hàng ra về là nhiệm vụ của nhân viên đã hoàn thành. Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy vui vẻ thoải mái từ lúc đến với dịch vụ và khi về họ cũng phải cảm thấy vui. Khách hàng hiện tại có thể chính là khách hàng thường xuyên trong tương lai của bạn, do đó hãy luôn giữ thái độ thật tốt với khách hàng.

9. Những lưu ý quan trọng khi giao tiếp trong ngành F&B

Bạn không nên từ chối khách hàng dù gặp trường hợp nào. Khi bạn từ chối khách hàng chính là đã thất bại trong giao tiếp. Việc bị bạn từ chối sẽ làm khách hàng khó chịu ngay lập tức.

Không đùn đẩy trách nhiệm ngay trước mặt khách hàng. Dù đó không phải là nhiệm vụ hay lỗi của bạn thì điều cần làm trước tiên là bạn phải làm dịu lại tâm trạng của khách hàng. Phải để họ cảm thấy doanh nghiệp không hề chối bỏ trách nhiệm và đang rất cố gắng giải quyết cho họ.

Không nên để khách hàng chờ lâu. Hãy cố gắng thực hiện nhanh nhất có thể và tránh cho họ chờ đợi. Nếu công việc đó không thể giải quyết nhanh chóng được thì bạn nên nói cho khách hàng biết là họ phải chờ bao lâu để họ không cảm thấy nôn nóng và khó chịu.

Nếu bạn vẫn chưa biết F&B là gì thì xem thêm tại bài viết này nhé: F&B là gì ? Xu hướng phát triển của ngành F&B trong tương lai

Theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.


(*) Xem thêm

Bình luận